Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Carl Becker – Triết học sử quan của Marx (2)

Carl Becker – Triết học sử quan của Marx (2)

31/10/2009 | 3:13 chiều | 36 phản hồi

Tác giả: Cao Hùng Lynh

Chuyên mục: Tư tưởng
Thẻ: Carl Becker > Karl Marx > Triết học sử quan

Cao Hùng Lynh dịch

Người Tự do: Vậy thì tôi đồng ý với quan niệm về ý chí tự do này. Đối với tôi, rõ ràng là khi con người đạt được sự hiểu biết về những tác động định đoạt hành vi của anh ta, thì sự hiểu biết này trở thành một tác lực mới có khả năng làm cho anh ta hành động khác đi. Nhưng nếu chấp nhận nguyên lý này, tôi thấy có một điều kỳ lạ như sau: trước thời đại của Marx, có lẽ con người đã không có sự hiểu biết nào về sự thật rằng hành vi của anh ta bị định đoạt bởi mâu thuẫn giai cấp về kinh tế. Tôi tưởng rằng yếu tố về sự nhận thức này lẽ ra đã phải cải tạo những điều kiện định đoạt các biến động xã hội xảy ra từ thời đại của người Neanderthal cho đến nay rồi kia chứ. Tại sao yếu tố nhận thức này lại không hề có một tác động đáng kể nào từ xa xưa cho đến thời đại của Marx? Hẳn Marx phải là một nhân vật vĩ đại hơn những gì tôi nghĩ – một đấng Messiah nào đó, người mà chỉ bằng một hành động duy nhất đã ban tặng cho nhân loại một khám phá trọng đại để biến đổi triệt để các điều kiện định đoạt lịch sử con người. Tôi thấy điều này thật khó tin. Đáng lý ra phải nói như vầy: sự hiểu biết đã từng bước cải tạo các tác lực kinh tế từng định đoạt những biến động xã hội trong quá khứ, và trong tương lai sự hiểu biết xa hơn nữa, sự hiểu biết mà Marx không hề hay biết, sẽ tiếp tục cải tạo những tác lực này theo các cách thức mà Marx không thể mơ tưởng tới.

Nhưng đây chỉ là vấn đề thứ yếu. Chúng ta hãy giả sử rằng cho đến thời của Marx, con người hoàn toàn lệ thuộc một cách mù quáng vào mối xung đột giai cấp về kinh tế, và rằng hiện nay, nhờ vào Marx, họ đang bước trên con đường ý thức được sự thật vừa nói, đồng thời khi ý thức được nó, họ sẵn sàng cải tạo một cách sâu rộng các điều kiện sẽ định đoạt những biến động xã hội. Rồi sao nữa? À, đối với tôi, dường như là sự khám phá trọng đại này của Marx chính là cái làm cho ông ta không thể tiên đoán được đặc tính của cuộc cách mạng xã hội sắp tới. Nếu chúng ta không biết rằng các biến động xã hội đều bị định đoạt bởi sự mâu thuẫn giai cấp về kinh tế, thì cuộc cách mạng xã hội sắp tới có lẽ cũng sẽ bước theo con đường của các cuộc cách mạng trước đây, trong đó không hề xuất hiện một xã hội phi giai cấp nào cả. Nhưng bởi vì chúng ta hiện nay đã biết rằng các cuộc cách mạng xã hội trong quá khứ đều bị quy định bởi mâu thuẫn giai cấp, cho nên sự hiểu biết này, theo Marx, sẽ khiến cuộc cách mạng xã hội sắp tới đi theo một đường hướng khác, trong đó chúng ta có thể hy vọng, nhưng không thể chắc chắn, một xã hội phi giai cấp sẽ xuất hiện. Nói ngắn gọn, một khi Marx làm cho con người nhận thức được sự tác động của mối xung đột giai cấp về kinh tế trong quá khứ, thì đó cũng là lúc ông phá hủy chính các điều kiện có thể giúp ông tiên đoán bản chất của cuộc cách mạng xã hội tương lai. Nếu Marx muốn tiên đoán chính xác bản chất của cuộc cách mạng xã hội sắp tới, có lẽ ông đã không nói cho chúng ta biết cái gì là cái tạo nên các cuộc cách mạng xã hội: bởi vì khi nói ra, bí mật đã bị tiết lộ, do đó không ai có thể tiên đoán được nó. Nhờ Marx, bí mật vĩ đại ấy đã bị tiết lộ, và sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta có thể hình thành cuộc cách mạng xã hội sắp tới khác với cái nó lẽ ra phải là. Triết học Marx trình bày cho các môn đồ một song đề mà họ hoặc là không nhận ra, hoặc là chối từ việc đối diện với nó. Song đề đó là đây: các biến động xã hội luôn luôn được quyết định bởi các điều kiện như nhau, trong đó chúng ta có thể đoan chắc rằng cuộc cách mạng xã hội sắp tới cũng giống với các cuộc cách mạng xã hội trước đó – nó sẽ biến đổi mối xung đột giai cấp hiện tại chỉ để tạo ra các điều kiện sẽ xuất hiện trong một cuộc cách mạng mới nào đó; mặt khác, sự hiểu biết về các điều kiện đã định đoạt các cuộc cách mạng xã hội trong quá khứ sẽ dẫn đến một tác lực mới trong các điều kiện sẽ định đoạt các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai, mà trong trường hợp này, chúng ta không cách nào tiên đoán được bản chất của những cuộc cách mạng tương lai ấy. Triết học Marx không biện minh được cho sự quả quyết của người Cộng sản rằng giai cấp vô sản là giai cấp được chọn để thiết lập một xã hội phi giai cấp dựa trên sự sụp đổ của chế độ tư bản hiện nay. Nếu ông diễn dịch Marx dưới hình thức thuyết tất định máy móc, thì sự quả quyết nói trên của người Cộng sản là một ảo tưởng thuần túy; mặt khác, nếu ông diễn dịch Marx dưới hình thức ý chí tự do, thì sự quả quyết ấy chẳng khác gì một ước vọng huy hoàng. Đó là lý do tại sao tôi không thể coi triết học Marx như là một quy luật lịch sử.

Người Cộng sản: Được rồi. Giả sử, vì mục đích tranh luận, rằng sự quả quyết nói trên chỉ là một ước vọng huy hoàng. Chính ông đã nói rằng chế độ tư bản hiện nay cần phải bị thay đổi theo một cách thức nào đó để dung hợp hữu hiệu hơn quyền lợi của đa số dân chúng, tức giai cấp vô sản. Đó chính là điều mà người Cộng sản mong muốn. Vì ông đồng cảm với mục tiêu của họ, đồng thời tin rằng mục tiêu ấy sẽ được thực hiện bằng một biện pháp nào đó, vậy tại sao ông không gia nhập đảng Cộng sản để góp phần thực hiện ước vọng huy hoàng này?

Người Tự do: Tôi không gia nhập đảng Cộng sản, bởi vì tôi không tin vào các phương pháp mà họ đề ra để đạt được mục tiêu này, mặc dầu đồng cảm với ước vọng của họ trong việc tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho đại khối quần chúng. Theo như tôi hiểu, họ tuyên bố rằng không có gì thực sự có giá trị để thực hiện cho đến khi các điều kiện chín muồi cho việc áp dụng biện pháp cách mạng. Khi các điều kiện chín muồi xảy đến, căn cứ theo tấm gương của người Bolshevik ở Nga, họ tiến hành chiếm chính quyền, truất hữu giai cấp tư sản, đàn áp thô bạo sự bày tỏ mọi ý kiến bằng cách độc đoán đánh giá chúng là những ý kiến thù nghịch với lợi ích của giai cấp công nhân.

Tôi không tin vào việc coi võ lực và đàn áp như là phương tiện chủ yếu mang lại đời sống tốt đẹp hơn. Tôi cũng không phải là một người yêu chuộng hòa bình thụ động. Có thể không có chính quyền nào tốt cả, và mọi chính quyền, suy cho cùng, đều dựa trên võ lực. Nhưng tôi tin rằng trắc nghiệm cần thiết về một xã hội văn minh nằm ở chỗ mức độ tin cậy vào sự tranh luận tự do và sự đồng thuận có tính cách tự nguyện mà cơ quan công quyền và luật pháp đạt tới. Việc viện đến võ lực nhằm đạt được sự đồng thuận đôi lúc có thể là hành động cần thiết để ngăn xã hội sa vào tình trạng hỗn loạn thực sự; nhưng việc dùng võ lực thay thế cho thuyết phục chính là sự thú nhận về tình trạng bất lực. Tôi không tin vào khả năng dẹp bỏ sự đàn áp bằng cách đàn áp những kẻ áp bức. Tôi không tin vào tính bất khả sai lầm của bất cứ người nào, hoặc bất cứ nhóm người nào, hoặc bất cứ học thuyết hay giáo thuyết của bất cứ người hoặc nhóm người nào, trừ phi chúng có thể đứng vững trước sự thử thách của việc phê phán và phân tích một cách tự do. Tôi đồng ý với Pascal rằng “suy tư làm nên phẩm hạnh của con người”; do vậy, tôi tin rằng tất cả những thành tựu vĩ đại và có giá trị lâu dài của nền văn minh đều thâu được từ sự hoạt động tự do của trí óc, cái đối lập với, hoặc không liên quan gì tới, việc áp chế cảm xúc của quần chúng và mưu toan dùng quyền uy để cưỡng tạo sự tuân phục trong hành vi và ý kiến. Tôi không tin rằng đã có, hoặc sẽ có, một nền văn minh cao tại bất cứ quốc gia nào, mà trong đó con người bị giới hạn việc diễn tả tư tưởng bởi cơ quan công quyền. Chế độ độc tài là một chế độ già cỗi như sự già cỗi của xã hội Âu châu; và dẫu chế độ độc tài ấy có mang tên Stalin, Mussolini hay Hiler, thì nó không bao giờ trở thành điều gì mới mẻ và đáng được ngưỡng mộ bằng cách che dấu nó dưới lớp áo ý thức hệ mới lạ và huyền ảo. Tôi nhìn nhận nó như một khả thể, theo đó nền văn minh cơ giới, hiện đại và phức tạp của chúng ta có thể nhầm lẫn khi cho rằng một nền độc tài sẽ thay thế chế độ hiện tại; nhưng tôi từ chối góp phần vào việc làm cho nó xảy ra.

Đó là lý do tại sao tôi không gia nhập đảng Cộng sản. Tôi tin rằng những đổi thay sâu rộng trong hệ thống kinh tế và kỹ nghệ của chúng ta là cần thiết; nhưng tôi tin rằng chúng có thể, và tôi hy vọng chúng sẽ, được thực hiện tại đất nước này mà không cần đến một cuộc cách mạng bạo lực, không cần đến một chế độ chuyên chế, không cần đến việc xóa bỏ niềm tin truyền thống của chúng ta vào sự thảo luận tự do và sự tự do phê phán cơ quan công quyền, phê phán các biện pháp mà nó đưa ra để giải quyết các căn bệnh xã hội. Và theo triết học Marx, như ông dẫn giải, không có gì là bất hợp lý khi tôi chọn lập trường này. Theo như ông nói, vì rằng Marx đã làm cho chúng ta ý thức được tác lực của mâu thuẫn giai cấp về kinh tế trong quá khứ, cho nên chính sự ý thức ấy sẽ khiến chúng ta có thể làm chủ và cải tạo mối xung đột giai cấp trong tương lai. Tôi đồng ý. Nhưng tại sao nhất thiết phải cho rằng sự hiểu biết mà Marx mang đến cho chúng ta lại là vật sở hữu duy nhất của giai cấp vô sản? Suy cho cùng, người tư sản cũng có chút thông minh nào đó chứ. Họ có thể đọc Marx, hoặc ít nhất, đọc Sidney Hook. Họ có thể quan sát điều đã xảy ra ở Nga, ở Ý, ở Đức. Họ cũng có thể hiểu rằng chế độ tư bản cạnh tranh đang đi trên con đường tự hủy. Học thuyết Marx nói với tôi rằng nhà tư bản, giống như người vô sản, đều bị tác động bởi quyền lợi giai cấp về kinh tế của họ; học thuyết ấy không nói với tôi rằng họ, cũng chẳng khác gì người vô sản, mãi mãi phải chịu sự tác động của một ảo tưởng mù quáng liên quan đến cái mà quyền lợi ấy là. Cho đến nay, quyền lợi của giai cấp tư sản rõ ràng không phải là việc đại khối quần chúng sẽ tồn tại mà không cần đến phương tiện mua sắm hàng hóa mà giai cấp tư sản đã sản xuất ra để bán. Vẫn có khả năng rằng hệ thống tư bản tại đất nước này, khi bị lệ thuộc vào áp lực của nhu cầu kinh tế và sức mạnh của tình trạng bất mãn nơi công chúng, sẽ có thể, bằng một tiến trình hòa bình hợp lý, được chuyển đổi thành một hệ thống kinh tế kế hoạch và hợp tác nào đó – chứ không phải là một xã hội không tưởng – nhưng ít nhất đó phải là một hệ thống có thể hoạt động tốt đẹp. Và một hệ thống có thể hoạt động tốt đẹp mà có khả năng bảo tồn giá trị tự do truyền thống của chúng ta đối với quyền thảo luận và phê phán sẽ, theo tôi, cao đẹp hơn bất cứ hệ thống nào được thiết lập bằng các hành động đàn áp theo kiểu chế độ Cộng sản của Nga, chế độ Phát-xít của Ý, hay chế độ Quốc xã của Đức.

Người Cộng sản: Một hệ thống có thể hoạt động tốt đẹp. Điều này hiển nhiên cũng mù mờ như cái xã hội lý tưởng của Marx trong tương lai mà ông vừa chế giễu. Rõ ràng, một hệ thống có thể hoạt động tốt đẹp là cái mà ông thích hơn, so với cái mà ông không thích như nhà nước Cộng sản Nga, chẳng hạn.

Người Tự do: Đúng vậy. Nhưng ông phải cho phép tôi thích một hệ thống hoạt động tốt đẹp mà tôi thích, hơn một hệ thống hoạt động tốt đẹp mà tôi không thích chứ. Ông hầu như không thể trông mong tôi trở thành người Cộng sản cho tới khi nào tôi được thuyết phục rằng chế độ cộng sản đáng chuộng hơn chế độ mà tôi đang sống.

Người Cộng sản: Nhưng ông đã thừa nhận rằng cái “hệ thống hoạt động tốt đẹp” mà ông hy vọng sẽ được thiết lập có thể không thiết lập được – nghĩa là hệ thống hiện nay có thể bị kết thúc bằng một chế độ độc tài. Điều tôi nghĩ đến sau đây là một kết quả có nhiều khả năng xảy ra hơn. Có lẽ rốt cuộc giai cấp tư sản, khi phải đối diện với sức mạnh ngày càng tăng của giai cấp vô sản, sẽ dùng đến võ lực, như nó đã từng dùng ở Ý và Đức. Khi đó, nếu phải chọn lựa giữa việc ủng hộ một nền chuyên chế của giai cấp vô sản và một nền độc tài của giai cấp tư sản, ông sẽ làm gì? Điều gì sẽ xảy đến cho tự do ngôn luận và hành động thuyết phục kẻ khác? Ông đồng cảm với các mục tiêu của người Cộng sản, mà đến khi đó ông vẫn không gia nhập hàng ngũ của họ sao? Tại sao phải đợi đến khi đó? Tại sao ngay bây giở, không đứng về phe chắc chắn sẽ chiến thắng, bởi vì phe đó đồng hành với xu hướng ưu thắng của các lực lượng xã hội?

Người Tự do: Tôi không hề thừa nhận rằng chủ nghĩa Cộng sản tất yếu đồng hành với xu hướng ưu thắng của các lực lượng xã hội. Tôi thấy rằng khi nó phù hợp với lập luận của ông, thì ông, cũng như hầu hết những người Cộng sản, đều viện đến một học thuyết tất định có tính chất định mệnh, cái khiến cho cuộc cách mạng cộng sản trở nên tất yếu phải xảy ra, bất chấp người ta làm gì đối với nó; nhưng khi lập luận của ông đòi hỏi phải có một học thuyết khác, ông liền thừa nhận rằng cuộc cách mạng xã hội ấy có thể được dẫn dắt và làm chủ bởi các mục đích có ý thức của con người. Ông cần phải thực sự chấp nhận một học thuyết này, hoặc một học thuyết khác, và hãy trung thành với cái mình chọn lựa. Nhưng chẳng sao cả. Cứ chấp nhận một hoặc cả hai học thuyết, nếu ông thích thế. Trong mỗi trường hợp, tôi đều không thấy bất cứ lý do hợp lý nào để đứng chung với người Cộng sản. Nếu cuộc cách mạng cộng sản là điều không thể tránh khỏi, bất chấp người ta làm gì đối với nó, vậy tại sao phải làm gì? Tại sao phải đứng về phe nó, khi mà ông đã biết trước rằng nó sẽ tất thắng? Nhưng nếu cuộc cách mạng cộng sản không phải là điều không thể tránh khỏi, vậy thì người vô sản có thể làm cái gì đó để thúc giục nó xảy ra, và tương tự như vậy, người tư sản cũng có thể làm cái gì đó để trì hoãn nó. Và trong trường hợp này, tại sao tôi phải gia nhập hàng ngũ của người Cộng sản? Tôi là một giáo sư; và người Cộng sản không bao giờ ngưng nói với tôi rằng giáo sư là một tầng lớp ủng hộ chế độ tư bản, bởi ông ta làm như vậy là vì quyền lợi của chính ông ta. Giả dụ tôi sẽ là người Mác-xít đủ tốt để chấp nhận một học thuyết nói rằng mọi hành động của con người đều bị thúc đẩy bởi quyền lợi kinh tế của giai cấp họ. Vậy khi đó, nếu các quyền lợi kinh tế của tôi đều gắn chặt với chế độ tư bản, và nếu tôi có thể làm gì đó để trì hoãn cuộc cách mạng cộng sản, thì tôi sẽ là, theo Marx, một tên ngu ngốc nhân văn chủ nghĩa đáng thương, kẻ đã từ bỏ giai cấp của mình để phục vụ cho một cuộc cách mạng mà, nếu thành công, sẽ đàn áp tôi một cách không thương xót. Một mặt, triết học Marx dạy tôi rằng cuộc cách mạng cộng sản là điều tất yếu xảy ra, và trong trường hợp này, tôi đành cam chịu; mặt khác, triết học Marx cũng dạy tôi rằng cuộc cách mạng cộng sản ấy có thể được thúc đẩy hoặc bị trì hoãn bởi những nỗ lực có ý thức của con người, trong trường hợp này, tôi sẽ gắn bó với giai cấp của mình để làm bất cứ cái gì có thể trì hoãn nó. Trong mỗi trường hợp nói trên, tôi vui mừng vì biết rằng hành vi của tôi đều được đặt trên nền tảng vững chắc của triết học sử quan của Marx.

Ông phải hiểu đây là những chọn lựa được mở ra một cách hợp lý cho tôi căn cứ trên giả định rằng tôi chấp nhận triết học sử quan của Marx. Nhưng đời sống lại không đơn giản như logic. Trong logic học, ông có thể đưa cho tôi xem những chọn lựa rõ ràng, dứt khoát. Ông có thể hỏi liệu tôi sẽ “chọn” việc ủng hộ nền độc tài vô sản hay nền độc tài tư sản, như thể hai phe tranh đấu này đang bày binh bố trận trên chiến trường và tôi được yêu cầu phải bước ra để chọn một phe. Trong cuộc sống thực tế, dường như tôi chưa gặp phải những lựa chọn giản đơn hay đầy tính sắp xếp kịch tính như thế. Khi bỏ phiếu cho ông Roosevelt (nếu tôi có bỏ phiếu cho ông ta – bây giờ tôi không nhớ chắc điều đó), tôi đã thực hiện một sự chọn lựa, mà không hề biết chắc (cũng như ông Roosevelt vậy) điều gì sẽ xảy đến sau đó. Giờ đây, tôi đang “ủng hộ” chánh quyền Roosevelt, và có khả năng đến năm 1936, tôi sẽ bỏ phiếu để ông Roosevelt tái đắc cử. Điều này lẽ nào lại có nghĩa rằng tôi đang “chọn lựa” ủng hộ một chế độ Phát-xít hơn là một chế độ cộng sản? Những người cộng sản triệt để, khi biết điều tôi đang làm, liền nói: Giải pháp Mới (The New Deal) rõ ràng là một dạng biện pháp Phát-xít kiểu Mỹ. Nhưng tôi đủ chất phác để không ý thức được mình đã thực hiện một chọn lựa giữa cộng sản và phát-xít. Và tôi rất hạnh phúc khi điều đó thực sự là như vậy. Tôi không thích bị đặt trước một sự lựa chọn rạch ròi giữa một bên là độc tài vô sản và một bên là độc tài tư sản. Tôi thiên về cách nói: “Sự nguyền rũa dành cho cả hai phía!” Tôi nhận thấy Mussolini cũng đáng kinh tởm như Stalin; và Hitler còn hơn thế nữa.

Người Cộng sản: Mọi thứ ông nói đều rất hay, nhưng dù sao thì một cuộc cách mạng thực sự là một điều không thể không xảy ra. Rất nhiều người Nga có thể bảo đảm với ông rằng sự chọn lựa mà ông không thích đã được đặt ra cho họ một cách rạch ròi và đầy kịch tính. Nếu nó cũng được đặt ra một cách tương tự tại đất nước này, dẫu ông có căm ghét nó đến đâu đi nữa, thì dường như đối với tôi, ông cũng sẽ phải chọn phe này hoặc phe kia.

Người Tự do: Không nhất thiết phải như vậy. Vẫn còn có một khả năng khác.

Người Cộng sản: Khả năng đó là gì?

Người Tự do: Tôi vẫn có thể từ chối việc gia nhập cả phe này lẫn phe kia. Tôi sẽ nhất mực tin vào sự phù phiếm của hành động bày tỏ niềm tin của mình vào những phẩm tính cao đẹp của sự thuyết phục.

Người Cộng sản: Ông có thể sẽ nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng vì điều này. Ông có thể bị đàn áp

Người Tự do: Đúng vậy. Nhưng tôi sẽ chấp nhận các hậu quả đó. Tôi sẽ chọn việc bị đàn áp, còn hơn là ủng hộ cái mà tôi phản đối. Nói tóm lại, tôi có thể, giống như việc lùi về nơi trú ẩn cuối cùng nào đó để lánh khỏi những hành động xuẩn động, trở thành người Thiên Chúa giáo và làm theo câu châm ngôn: thà chịu đựng điều ác, chứ không thể làm điều ác.

Người Cộng sản: Ông đang dựa vào một loại chủ nghĩa lý tưởng còn huyễn hoặc hơn cả Marx, và tôi nhận thấy rằng điều đó chẳng đưa ông đi đến đâu cả.

Người Tự do: Tôi đoan chắc không phải như thế. Nhưng, như tôi đã nói, tôi là giáo sư, và giáo sư, theo một câu cách ngôn của người Đức, là “người phải biết nghĩ khác”: nếu ông ta không được phép ngôn luận tự do, thì khi đó ông ta mới không thể đi đến đâu.

Nguồn: The World of Ideas: Essays for Study, Michael W. Alssid và William Kenney biên soạn, Holt, Rinehart and Winston, Inc. xuất bản, 1964.

ShareThis

Phản hồi

36 phản hồi (bài “Carl Becker – Triết học sử quan của Marx (2)”)

  1. Anh Dũng nói:

    Ông Phú Thư,

    “CNCS bị xuyên tạc, lộn ngược thì vẫn là CNCS vì kết quả cuối cùng là thứ vũ khí lý luận của nhà cầm quyền.”

    Trái lại, nhà cầm quyền luôn chống lại những luận điệu xuyên tạc, đảo ngược CNCS.

    “Ông đã nói: “Nhưng bàn theo kiểu “lộn ngược” như ông thì cả Cộng Sản lẫn chống Cộng đều chẳng được ích lợi gì.” Nay ông lại hỏi: “Vậy tại sao lại phải tranh cãi về CNCS trong khi cuối cùng vẫn không ra khỏi CNCS?” Ủa, chớ bàn theo lề phải riết rồi thì sẽ ra khỏi CNCS hả ông Anh Dũng?”

    Cái này phải hỏi ông mới đúng chứ. Chẳng phải ông đang ra sức làm cho dân tộc thoát ra khỏi tư tưởng CNCS hay sao? Chứ nhà cầm quyền đã bao giờ che giấu mong muốn phổ biến CNCS cho tất cả mọi người đâu.

    “ông đã hack cái trang talawas này bấy lâu nay, và tôi cũng đã tiếp tay với ông mấy hôm nay rồi mà rồi nó cũng vẫn là talawas chớ có hề hấn gì đâu?”

    Ủa, ông căn cứ vào đâu mà bảo tôi hack talawas vậy? Nó vẫn hoạt động bình thường mà. Theo lý lẽ của ông thì những người chỉ trích chính quyền “chặn talawas” là những người đần độn. Vì chặn hay không chặn chẳng có gì khác nhau cơ mà.

    “Ông đã mắng bạn đọc rồi lại chê cả trang nhà talawas, coi bộ cũng là cái quả xấu của vấn đề thừa tính truyền tải mà thiếu khả năng tiếp thu của ông đấy nhé.”

    Tôi chê talawas chỗ nào vậy? Mong ông chỉ rõ chứ đừng “coi bộ” (đoán mò) nhé. Với những luận điệu coi việc xuyên tạc, đảo lộn ý tưởng, câu chữ của người khác là bình thường như của ông thì tôi chẳng việc gì phải tiếp thu cả.

  2. Anh Dũng nói:

    Ông binhnguyendinh,

    1. “Nhưng nó (CNCS) không phải bắt đầu bằng xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất, mà là kết quả của một quá trình lịch sử”

    Tôi không nói CNCS bắt đầu bằng xóa bỏ tư hữu TLSX. Đây chính là luận điệu của các nhà chống Cộng thích lộn ngược CNCS.

    2. “Tự do có được có lẽ chỉ có Adam trong kinh thánh mà thôi.”

    Trước khi xem K.Marx có mâu thuẫn về “tự do” hay không thì phải xem K.Marx đang nói về tự do nào. Ông binhnguyendinh cứ khơi khơi nói theo cái “tự do” mà ông hiểu rồi gán cho K.Marx mâu thuẫn như vậy là vô ích.

    3. “Không ai có thể từ chối nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ và nhiều thứ khác của chính mình. Tính tư hữu, một thuộc tính của mọi sinh vật trên trái đất, cũng chính là nhu cầu của con người đấy.”

    Đoạn này cũng như các đoạn trên của ông khi viết về “tự do”, chúng đều có một sai lầm sơ đẳng: không phân biệt xem K.Marx đang nói về “tư hữu” gì. Tư hữu mà K.Marx nói là “tư hữu TLSX” để nô dịch lao động của người khác. Còn “nhu cầu” thì đâu phải là “tư hữu TLSX”.

    4. “Nhưng thôi, cho tôi tạm dừng vấn đề này tại đây và hẹn một dịp khác, mong trời còn cho sống.”

    Vâng, bản thân ông còn chưa phân biệt được “nhu cầu” với “tư hữu TLSX” thì tôi cũng không có ý định tranh luận với ông sau phản hồi này.

    5. “Hãy tưởng tượng một anh chàng của xã hội cộng sản muốn bay lên mặt trăng để xem cho rõ sự va chạm của hai hành tinh nào đó. Anh ta gọi ngay một phi thuyền taxi. Nhưng chẳng may có vài người nữa cũng có nhu cầu giống anh, và thế là taxi không đủ. Không thể được, vì đó là chủ nghĩa cộng sản kia mà, phải có ngay taxi! và taxi đã được sản xuất trong tích tắc và đem tới cho nhà khoa học này (vấn đề phi thời gian).”

    Ông lại bỏ qua một điều quan trọng là “con người xã hội” rồi. Những người cần đi TAXI đó trong xã hội CSCN sẽ thỏa thuận với nhau một cách ôn hòa, vui vẻ và đi tới thống nhất mà ai cũng thấy hài lòng, hợp lý. Khi đã hài lòng và thấy hợp lý thì tức là “tự do” rồi.

    Tóm lại: mong trời còn cho ông sống để ông biết mình ngây thơ về CNCS thế nào.

  3. Phú Thư nói:

    Ông Anh Dũng, ông lại có vấn đề về ngôn ngữ nữa rồi. Để tôi sửa chữ hộ câu mà ông đã nói giùm cho tôi nha:

    Phú Thư: “CNCS bị xuyên tạc, lộn ngược thì vẫn là CNCS vì kết quả cuối cùng là thứ vũ khí lý luận của nhà cầm quyền.”

    Ông đã nói: “Nhưng bàn theo kiểu “lộn ngược” như ông thì cả Cộng Sản lẫn chống Cộng đều chẳng được ích lợi gì.” Nay ông lại hỏi: “Vậy tại sao lại phải tranh cãi về CNCS trong khi cuối cùng vẫn không ra khỏi CNCS?” Ủa, chớ bàn theo lề phải riết rồi thì sẽ ra khỏi CNCS hả ông Anh Dũng? Ông đừng có nói ông là một nhà chống Cộng theo phong cách chiêm tinh, đoán mò, hô khẩu hiệu nghen?

    Ông cũng thấy đó, ông đã hack cái trang talawas này bấy lâu nay, và tôi cũng đã tiếp tay với ông mấy hôm nay rồi mà rồi nó cũng vãn là talawas chớ có hề hấn gì đâu? Cũng đã có nhiều bạn đọc lên tiếng rằng đã tiếp thu được nhiều điều từ ý kiến của ông, mà trong đó có cả tôi, như thế cũng có nghĩa rằng talawas cũng đã giúp truyền tải được nhiều đấy chứ. Ông đã mắng bạn đọc rồi lại chê cả trang nhà talawas, coi bộ cũng là cái quả xấu của vấn đề thừa tính truyền tải mà thiếu khả năng tiếp thu của ông đấy nhé.

  4. binhnguyendinh nói:

    Thưa ông Anh Dũng

    CNCS là ý tưởng của chính Marx, là sự tiên đoán của ông sau khi trình bày 5 giai đoạn phát triển lịch sử loài người. Nhưng nó (CNCS) không phải bắt đầu bằng xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất, mà là kết quả của một quá trình lịch sử mà Marx đã dày công trình bày trong 3 tập Tư bản luận. Ở đây ông Anh Dũng hay nói người khác lộn ngược CNCS, chứng tỏ ông hiểu marxism còn lơ mơ lắm. Chắc ông không biết các nhà marxist đã phân tích Tư bản luận và hình dung nó như một ngôi nhà 26 tầng với tầng dưới cùng là CON NGƯỜI. Vì vậy, khi tôi nói về tính tự do hay tư hữu của con người là tôi đi theo cái tiến trình lập luận của Marx đấy, thưa ông.

    Về vấn đề thuộc tính nguyên khởi của con người là tự do sáng tạo, theo Marx, thì tôi đã trình bày trong bài viết ở đây http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11486&rb=0306
    Tôi xin nói rõ thêm vì sao Marx lại mâu thuẫn trong vấn đề này. Con người, theo Marx, là một thực thể cá nhân hay tổng hợp mang tính xã hội. Nếu tách đặc tính xã hội ra khỏi thì anh ta chỉ là động vật. Có thể hình dung quan điểm này như sau: nếu một đứa bé được sinh ra nhưng bị lạc mất mẹ và cộng đồng người, được sói rừng nuôi dưỡng, thì khi lớn lên nó không được Marx xem là người. Trường hợp này rất đúng với lập luận của ông Anh Dũng: nó có thể tự do hoàn toàn đối với mọi quan hệ xã hội người (nhưng chưa chắc tự do giữa đàn sói). Nhưng trường hợp này vô cùng hãn hữu, và tôi không cho rằng con người mà Marx đem ra mổ xẻ là loại này. Vậy thì hầu hết mọi cá nhân con người từ khi sinh ra đều bị ràng buộc bởi các quan hệ xã hội, đứa bé phụ thuộc vào mẹ của nó, để có được đứa bé ấy mẹ của nó phải phụ thuộc vào một người đàn ông v.v. Tự do có được có lẽ chỉ có Adam trong kinh thánh mà thôi.

    Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau. Ý thức ở đây được hiểu là tư tưởng, tinh thần, chứ không phải hiểu là tri thức (dành cho con người trưởng thành). Một đứa bé mới sinh ra đã phụ thuộc vào nguồn vật chất từ mẹ nó thì không bao giờ tính nguyên khởi của nó là tự do được. Đó chính là mâu thuẫn của Marx vì ông chấp nhận chủ nghĩa duy vật, nhưng cho rằng tự do là nguyên khởi của con người, trong lúc con người lại là một thực thể mang tính xã hội. Xin nói thêm là tôi cũng đồng tình với chủ nghĩa duy vật, nhưng trong phạm vi của sự sống, còn ngoài sự sống thì dành cho thượng đế.

    Nhưng trong vấn đề này tôi thấy con người không chỉ phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội, mà còn phụ thuộc vào chính nhu cầu của anh ta. Không ai có thể từ chối nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ và nhiều thứ khác của chính mình. Tính tư hữu, một thuộc tính của mọi sinh vật trên trái đất, cũng chính là nhu cầu của con người đấy. Anh ta cứ nghĩ khi được thỏa mãn nhu cầu này thì tự do đạt được nhiều hơn, thật ra thì ngược lại, anh ta bị nhu cầu này thúc dục. Nhưng thôi, cho tôi tạm dưng vấn đề này tại đây và hẹn một dịp khác, mong cho trời còn cho sống.

    Hình dung về CNCS, may mà ông Anh Dũng nhắc nên tôi mới nhớ và bật cười, rằng Marx có trình bày đại loại như ông đã trích: “Con người cũng không phải lệ thuộc hay lao động trong một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực – với các hạn chế về thời gian, luật lao động, quản lý của chủ tư bản,… mà được tự do lựa chọn lĩnh vực mình tham gia bất kể thời gian và không gian: hôm nay có thể nghiên cứu khoa học, ngày mai có thể trực tiếp tham gia sản xuất; buổi sáng có thể biểu diễn nghệ thuật, buổi chiều có thể làm giảng viên toán học…”. Điều này cũng chính là điều hài hước nhất mà Marx đã trình bày đấy. Tôi không hình dung được sự phát triển hoàn thiện đến mức ấy: muốn gì được nấy, hoàn toàn tự do, phi thời gian và không gian. Hãy tưởng tượng một anh chàng của xã hội cộng sản muốn bay lên mặt trăng để xem cho rõ sự va chạm của hai hành tinh nào đó. Anh ta gọi ngay một phi thuyền taxi. Nhưng chẳng may có vài người nữa cũng có nhu cầu giống anh, và thế là taxi không đủ. Không thể được, vì đó là chủ nghĩa cộng sản kia mà, phải có ngay taxi! và taxi đã được sản xuất trong tích tắc và đem tới cho nhà khoa học này (vấn đề phi thời gian). Anh ta không bị trể vì trục trặc vấn đề vừa rồi: tốc độ của taxi đáp ứng được thời gian cần thiết (vấn đề phi không gian). Hình dung đến đây đã đủ hiểu thế nào là CNCS!

    (còn tiếp)

  5. Anh Dũng nói:

    Vấn đề của ông Phú Thư một lần nữa được minh họa sinh động qua đoạn so sánh (đặt cạnh nhau) này:

    “Ông nói: “Bị ép thành vô sản hay vô sản thì vẫn là vô sản, vẫn nhận được sự ủng hộ của CNCS”, và tôi nói: “CNCS hay sự lộn trái ngược ngạo của CNCS, cũng vẫn là CNCS.””

    Anh Dũng: Bị ép thành vô sản hay vô sản thì đều có kết quả cuối cùng là vô sản (không có tư liệu sản xuất). Tức là hai đối tượng (con người) khác nhau chịu tác động khác nhau thì đều mang tới kết quả như nhau: người vô sản.

    Phú Thư: CNCS bị xuyên tạc, lộn ngược thì vẫn là CNCS vì kết quả cuối cùng là “ngôn ngữ”. Tức là, cùng một đối tượng ban đầu (CNCS) sau khi chịu hai tác động khác nhau (giữ nguyên trạng và xuyên tạc, lộn ngược) thì kết quả như nhau: ngôn ngữ.

    Với lý lẽ này của ông Phú Thư thì luật bản quyền, giải Nobel và khoa học nói chung trở thành thừa thãi. Vì mọi công trình của mọi tác giả khác nhau đều như nhau vì chúng đều được trình bày qua “ngôn ngữ” – dù chúng có lòng vòng theo cách nào đi chăng nữa. Vậy tại sao lại phải tranh cãi về CNCS trong khi cuối cùng vẫn không ra khỏi CNCS?

    Rốt cuộc, nhìn vào trang talawas thì người ta chỉ thấy một điều duy nhất là: ký tự, ngôn ngữ – không có nội dung, không thể phân biệt, không truyền tải được thông điệp gì?

    talawas hay talawas bị hack, bị chặn tường lửa thì vẫn là talawas!

  6. Phú Thư nói:

    Ông Anh Dũng,

    Những gì tôi gởi gắm lại trên trang này, sao ông lại cứ khăng khăng cho rằng đó là những gởi gắm “thế giới quan lộn ngược” chỉ cho riêng ông vậy? Ông không thấy vấn đề của mình sao?

    Ông nói: “Bị ép thành vô sản hay vô sản thì vẫn là vô sản, vẫn nhận được sự ủng hộ của CNCS”, và tôi nói: “CNCS hay sự lộn trái ngược ngạo của CNCS, cũng vẫn là CNCS.” Ông cứ tự do vạch trần cái thế giới quan lộn ngược của CNCS đi, nhưng sao đó cứ là của tôi thì ông mới chịu vạch nhẩy? ĐCS cầm quyền của chúng ta lấy CNCS làm kim chỉ nam, lấy kinh tế thị trường và tự do thương mại để phát triển xã hội, lấy chủ nghĩa tư bản để biến của công thành tư, lấy đất của nông dân cho họ thành vô sản, biến công nhân thành sản phẩm của thị trường lao động rẻ mạt, giai cấp nòng cốt công nông sẽ được ép rơi vào đường cùng và tiếp tục được ủng hộ bằng CNCS.

    Tôi nói: “Chúng ta có chính nghĩa sáng ngời, hổng tự sướng được thì làm người cộng sản.” Ông lại nói: “Cộng sản không được quyền tự tin vào vũ khí lý luận của mình hay sao?” Ủa sao kỳ vậy, có tự tin thì mới tự sướng được chứ, cũng là chuyện bình thường như ông nói đó mà. Ông đừng nói với tôi là ông thiếu tự tin rồi nhe.

« Trang trước 1 2 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét